Thực hành Bài 2: Xác định mục tiêu và kế hoạch của dự án -
Mục tiêu và kế hoạch của dự án
A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Là 1 địa điểm nổi bật rất phù hợp với những dù khách ưa mạo hiểm, khám phá thích nét đẹp hoang sơ, hoàng dã. Theo tiếng của người Hà Nhì, A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”. Nằm trên đỉnh núi Khoang La San với tọa độ 22°23'53"N 102°8'51"E, A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0, ngã ba biên giới đặc biệt của 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.
Cột mốc cắm vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ cắm hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5 x 5 mét. Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia.
Do Mốc ngã ba biên A Pa Chải nằm ở khu vực biên giới trọng yếu liên quan mật thiết tới quân sự - quốc phòng địa phương cũng như an ninh quốc gia, do đó, khách du lịch muốn tới thăm mốc, cần có sự đồng ý và cấp giấy phép của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Ðiện Biên. Ðồng thời, vào tới Ðồn Biên phòng A Pa Chải liên hệ sẽ được cán bộ, chiến sĩ của Ðồn làm “hoa tiêu” dẫn đường, chỉ lối lên thăm mốc.
Cùng với sự phát triển của du lịch gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng, hiện, Mốc ngã ba biên A Pa Chải đang được Chính phủ xem xét, phê chuẩn thực hiện Chương trình mở rộng sân mốc và xây dựng điểm ngắm cảnh tại mốc giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Theo đó, việc mở rộng sân mốc và xây dựng điểm ngắm cảnh tại giao điểm ba nước đã được đoàn đại biểu của huyện Mường Nhé, tỉnh Ðiện Biên (Việt Nam); huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) và tỉnh Phoong Sa Ly (Lào) thống nhất trong buổi hội đàm tại Trạm Biên phòng A Pa Chải vào tháng 12/2018. Các bên đã thống nhất một số nội dung: Nhất trí mở rộng mốc; dự kiến xây dựng điểm ngắm cảnh tại Mốc ngã ba biên có hình tròn, với diện tích 255m2, bán kính 9m; sân mốc hướng về mỗi quốc gia thể hiện bản đồ du lịch từ mốc giao điểm đến thủ đô mỗi nước và có lan can bảo vệ xung quanh được thiết kế bằng đá cẩm thạch... Như vậy, trong tương lai gần, Mốc ngã ba biên A Pa Chải sẽ hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm; cảm nhận rõ hơn niềm tự hào dân tộc khi đặt chân lên điểm cực Tây Tổ quốc.
Kế hoạch xây dựng dự án.
Để xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch " A pa chải- điểm cực tây của tổ quốc" thời gian tới cần xây dựng Đề án phát triển du lịch nhằm phát triển theo hướng bền vững, chú trọng đến các điểm, các làng bản có các yếu tố về cảnh quan môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ, đảm bảo an toàn, an ninh, tập trung đầu tư phát triển hoạt động du lịch cộng đồng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động du lịch cộng đồng, lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu như chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển rừng đặc dụng,.. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu, đầu tư hỗ trợ, xây dựng mô hình điểm du lịch cộng đồng kiểu mẫu để học tập kinh nghiệm nhân rộng mô hình, tạo động lực thúc đẩy các hộ dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng theo một quy chuẩn nhất định.
Tiếp tục đầu tư hạ tầng cơ sở, kỹ thuật du lịch đồng bộ từ đường giao thông, hệ thống viễn thông, hệ thống nước sạch, hệ thống biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, sơ đồ tuyến điểm tham quan nhà vệ sinh công cộng, trung tâm đón tiếp khách, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các điểm dừng chân theo tuyến trong rừng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật mô hình phát triển chợ phiên... mô hình biểu tượng đặc trưng ở A pa chải.... nhằm hoàn thiện các điều kiện phục vụ nhu cầu của khách du lịch tại điểm đến.
Hỗ trợ, hướng dẫn các hộ dân hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng tổ chức dịch vụ homestay, dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch với trang thiết bị phù hợp gần gũi với cảnh quan thiên nhiên; tổ chức các dịch vụ bổ trợ khác như: Dịch vụ hướng dẫn khách tham quan các tuyến trong rừng, hang động, thác nước, trải nghiệm đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương; dịch vụ tắm, ngâm chân lá thuốc người Dao, dịch vụ bán hàng lưu niệm đặc sản địa phương, trông giữ và cho thuê phương tiện đi lại trong rừng, xây dựng các mô hình trồng cây nông nghiệp có hoa theo mùa, tổ chức dịch vụ chụp ảnh phục vụ khách du lịch, tổ chức trình diễn và bán sản phẩm đặc trưng rượu ngô, thổ cẩm, biểu diễn văn nghệ dân gian, tổ chức các trò chơi dân gian… phục vụ khách tham quan, nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tăng mức chi tiêu của khách du lịch tại điểm đến, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hoạt động du lịch cộng đồng.
Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến điểm đến vào các thị trường mục tiêu phù hợp với đối tượng khách du lịch. Thực hiện công tác maketing du lịch xây dựng mối liên kết giữa nhà quản lý, các công ty du lịch, người dân và các tổ chức hỗ trợ tạo môi trường hoạt động thuận lợi, chia sẻ thông tin, tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ các bên, cũng như hài hoà các lợi ích và nâng cao năng lực của các hộ dân kinh doanh du lịch. Thành lập tổ dịch vụ du lịch tự quản nên có sự phối hợp quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch có tiềm năng chuyên khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng trên các tuyến du lịch đi qua địa phương để duy trì, phát triển lượng khách đến một cách thường xuyên trên các nguyên tắc phối hợp hai bên cùng có lợi, đem lại lợi ích lâu dài bền vững.
Việc khai thác tiềm năng thế mạnh tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc người Dao, Hà nhì, H"mông, người Mường, Thái tại A pa chải phục vụ xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, nhằm đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng có sức thu hút hấp dẫn khách du lịch khi đến Điện Biên, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thúc đẩy hoạt động du lịch Điện Biên phát triển. Với những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, địa chất, địa mạo, hệ thống động thực vật đa dạng phong phú và nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cùng với những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Dao, Mường, Thái, Hà Nhì, H"mông … hiện đang được bảo tồn, lưu giữ và phát triển, A pa chải là biên giới phân cách giữa 3 nuớc Việt, Lào ,Trung Quốc thực sự là một danh thắng tuyệt đẹp và điểm đến kỳ thú, hấp dẫn đối với du khách, lợi thế để du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, nghiên cứu khai thác du lịch
Nhận xét