Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

Thực hành - Bài 5 : kết quả dự án

 Cùng Phượt – Lãnh thổ Việt Nam có 2 ngã ba biên giới rất đặc biệt là Ngã ba Đông Dương thuộc địa phận xã Bờ Y (Ngọc Hồi, Kon Tum) và ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung thuộc địa phận A Pa Chải, xã Sín Thầu (Mường Nhé, Điện Biên) là điểm cực Tây trên đất liền của Việt Nam, vùng giáp biên 2 nước Trung Quốc và Lào thuộc xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách tỉnh lỵ Điện Biên Phủ khoảng 250 km. Nơi này được mệnh danh là “1 con gà gáy cả 3 nước đều nghe thấy”. Nằm ở độ cao 1864 m so với mực nước biển, nơi đây tập trung chủ yếu người dân tộc Hà Nhì và một số dân tộc thiểu số khác. A Pa Chải trong tiếng Hà Nhì có nghĩa là vùng đất bằng phẳng, rộng lớn. Trước đây, việc đi phượt A Pa Chải, chinh phục mốc Cực Tây khá khó khăn và vất vả do đường xá còn chưa hoàn thiện, thủ tục xin phép khó nên số lượng các bạn đến được đây không nhiều. Tuy nhiên kể từ khi đồn A Pa Chải xây xong, các tuyến đường tuần tra biên giới ở đây dần hoàn thiện, A Pa Chải giờ đã được biết đến như một điểm du lịch với thủ...

Thực hành - Bài 4 : Kế hoạch triển khai

 Thực hiện công tác marketing du lịch xây dựng mối liên kết giữa nhà quản lý, các công ty du lịch, người dân và các tổ chức hỗ trợ tạo môi trường hoạt động thuận lợi, chia sẻ thông tin, tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ các bên, cũng như hài hoà các lợi ích và nâng cao năng lực của các hộ dân kinh doanh du lịch.  Lượng khách hướng tới là những người ưa thích mạo hiểm  Thành lập tổ dịch vụ du lịch tự quản nên có sự phối hợp quan hệ đối tác chiến lược với một số công ty du lịch có tiềm năng chuyên khai thác sản phẩm du lịch cộng đồng trên các tuyến du lịch đi qua địa phương để duy trì, phát triển lượng khách đến một cách thường xuyên trên các nguyên tắc phối hợp hai bên cùng có lợi, đem lại lợi ích lâu dài bền vững.

Thực hành - Bài 3 : Lợi ích và kinh phí

  Lợi ích và kinh phí  Hiện tại  Điện Biên đã xây dựng được các mô hình homestay, nhà nghỉ và dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn đảm bảo phục vụ khoảng trên 300 lượt khách lưu trú du lịch và 500 lượt khách phục vụ ăn uống; hàng năm tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường, các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phục vụ khách như kỹ năng giao tiếp, nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, pha chế đồ uống, chế biến và trình bầy món ăn... cho trên 200 lượt người tham gia. Xây dựng một số mô hình tạo điểm nhấn phục vụ du khách thăm quan chụp ảnh check - in điểm đến như các chòi nghỉ chân; “ Hầm đại tướng”, “Tượng đài chiến thắng Điện Biên phủ”; " Vườn Hoa Anh Đào mường phăng" ; “suoois nước nóng uva"...; xây dựng điểm tư vấn hỗ trợ khách du lịch gắn trưng bày, hoạt động văn hóa du lịch cộng đồng tại địa bàn Mường nhé với các hạng mục bồn hoa cây cảnh, hệ thống tường rào, cổng hoa dây leo đồng nhất tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp đồng thời nâng cao ý ...

Thực hành Bài 2: Xác định mục tiêu và kế hoạch của dự án -

 M ục tiêu và kế hoạch của dự án  A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc. Là 1 địa điểm nổi bật rất phù hợp với những dù khách ưa mạo hiểm, khám phá thích nét đẹp hoang sơ, hoàng dã. Th eo tiếng của người Hà Nhì, A Pa Chải có nghĩa là “vùng đất bằng phẳng, rộng lớn”. Nằm trên đỉnh núi Khoang La San với tọa độ 22°23'53"N 102°8'51"E, A Pa Chải còn là địa danh gắn liền với cột mốc số 0, ngã ba biên giới đặc biệt của 3 nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc.   Cột mốc cắm vào ngày 27/6/2005. Toàn bộ cột mốc được làm bằng đá granit, được cắm trên bệ cắm hình lục giác, ngoài cùng là khối vuông với diện tích 5 x 5 mét. Cột mốc cao 2 mét với 3 mặt quay về 3 hướng, bên trên mỗi mặt là tên nước bằng tiếng quốc ngữ và quốc huy riêng của mỗi quốc gia.   Do Mốc ngã ba biên A Pa Chải nằm ở khu vực biên giới trọng yếu liên quan mật ...

Thực hành - Bài 1 giới thiệu về dự án

Hình ảnh
A Pa Chải thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách thành phố Điện Biên Phủ 250 km, là điểm cực tây của Tổ quốc, nơi có cột mốc phân chia ranh giới giữa ba nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc.  Cột mốc ngã ba biên giới. Mặt quay về phía nước ta có in hình quốc huy Việt Nam. Đây được gọi là mốc ngã ba biên giới nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao 1.864m so với mực nước biển, hàng năm đón khá nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ở mọi miền Tổ quốc đến tham quan, chinh phục. Biển giới thiệu và chỉ dẫn về điểm cực tây A Pa Chải.  Trước đây, A Pa Chải được coi là mốc khó chinh phục vì đường lên cột mốc khó khăn, phải vượt qua ba quả đồi cỏ tranh cao lút đầu người,  băng qua rừng, lội suối, leo núi cao mất bốn đến năm tiếng từ đồn biên phòng mới lên tới nơi. Giờ đã khác.  Đường đi từ xã Sín Thầu đến A Pa Chải đã được trải nhựa đẹp. Du khách không còn phải đi đường rừng khó khăn như trước mà thay vào đó là đường bê tông dẫn đến tận chân cột mốc.  Đi...

Lý Thuyết - Bài 6 :Cách thức đăng ký tham gia Các sản phẩm thương mại điện tử ở Việt Nam và thế giới

  Thủ tục đăng ký website thương mại điện tử Tùy vào hình thức hoạt động của website thương mại điện tử mà tổ chức, cá nhân thiết lập website cần thực hiện đầy đủ thủ tục thông báo/ đăng ký theo một trong các hình thức sau: Thông báo hoạt động website thương mại điện tử bán hàng. Đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Xin giấy phép hoạt động sở giao dịch hàng hóa cho website thương mại điện tử. Đăng ký thiết lập website khuyến mại trực tuyến. Đăng ký thiết lập website đấu giá trực tuyến. Hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT được quy định tại Điều 7 của  Thông tư số 12/2013/TT-BCT  ban hành ngày 20 tháng 6 năm 2013, bao gồm: Đơn đăng   ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện   tử  Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư. Đề án cung cấp dịch vụ. Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Mẫu hợp đồng dịch...

Lý Thuyết - Bài 5. Cơ sở pháp lý trong thương mại điện tử

  Chúng ta ghi nhận giá trị pháp lý của các hình thức thông tin điện tử có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau: Thứ nhất: Nên đưa ra khái niệm văn bản điện tử và có những quy định riêng đối với loại văn bản này. Thứ hai: Phải coi các hình thức thông tin điện tử như là các văn bản có giá trị tương đương với văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố: – Khả năng chứa thông tin, các thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết. – Ðảm bảo được tính xác thực của thông tin – Ðảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin Hiện nay tại Việt nam vấn đề này chúng ta đã có đề cập đến và đã được giải quyết tuy còn ở một góc độ rất hạn chế. Trong luật Thương mại Việt nam đã có quy định Hợp đồng mua bán hàng hoá thông qua điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản. Tuy nhiên ở các hợp đồng kinh tế, dân sự, thương mại khác thì vấn đề này chưa đuợc thừa nhận một cách rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy để h...

Lý Thuyết - Bài 3: Các vấn đề an ninh và chính sách khi tham gia thương mại điện tử

  Đối với cơ quan quản lý - Tiếp tục hoàn thiện các quy định luật pháp về an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân để bảo vệ công dân trước việc sử dụng thông tin cá nhân với mục đích gây hại, góp phần tạo dựng niềm tin và thúc đẩy TMĐT phát triển... - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý như Cục TMĐT và Kinh tế số, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị các DN không nên yêu cầu người tiêu dùng cung cấp dữ liệu quá nhiều mức, vượt quá yêu cầu của 1 giao dịch. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực này. Đối với doanh nghiệp thương mại điện tử - Có chế độ bảo mật phù hợp trong giao dịch với khách hàng, thống kê được các hoạt động và giao dịch bất thư...

Lý Thuyết - Bài 4. Quy trình hỗ trợ thanh toán trong thương mại điện tử

  Q uy trình hỗ trợ thanh toán TMĐT: + Khách hàng lựa chọn sản phẩm trên webisite của người bán  + Phần mềm e-cart tự động tính toán giá trị và hiển thị hóa đơn/ chi tiết đơn hàng trong quá trình khách hàng lựa chọn  + Khách hàng điền thông tin thanh toán( VD: số thẻ, tên chủ thẻ, ngày cấp,ngày hết hạn..) + E-cart hiển thị hóa đơn để khách hàng xác nhận  + Thông trin thanh toán được mã hóa, gửi đến tín dụng của người mua để kiẻm tra xác thực và thanh toán    Là quy trình mà các công ty xuất trình hóa đơn và thanh toán cho đối tác thông qua mạng Internet. Quy trình EIPP có 3 mô hình phổ biến: xuất phát từ người bán, xuất phát từ người mua và trung gian thanh toán.  - Xuất phát từ người bán Là mô hình mà một người bán và nhiều người mua, theo đó, khi người mua vào website của người bán và đăng nhập vào chương trình thanh toán EIPP, người bán sẽ tạo ra các hóa đơn trên hệ thống và thông báo cho nhiều người mua là các hóa đơn này đã sẵn sàng. Sau đó những ...

Lý Thuyết - Bài 2 : Nền tảng vông nghệ hỗ trợ thương mại điện tử

  Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như  chuyển tiền điện ,  quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng ,   tiếp thị Internet ,  quá trình trực tuyến ,trao đổi dữ liệu điện  tử   , các các hệ thống quản lý tồn kho , và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng  worl  wide  web   là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như  emai l , các thiết bịdi động   như là  điện thoại Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện . Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn  tài chính  và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh E-commerce có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau: E- tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành ...

Lý Thuyết - Bài 1 : Thương mại điện tử là gì? Lấy ví dụ?

  Có nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT. Một số khái niệm về thương mại điện tử được định nghĩa như sau: +TMĐT là việc thực hiện các hoạt động thương mại dựa trên các công cụ điện tử, đặc biệt là Internet và WWW. +TMĐT theo nghĩa hẹp, là tất cả các website hoặc trang thông tin có ảnh hưởng và có tác dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi... trong hiện tại hay tương lai . +Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". +Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền...

CV CÁ NHÂN

Hình ảnh
Mọi thắc mắc xin liên hệ : Facebook CV CÁ NHÂN